Duy trì trạng thái cân bằng Âm Dương bên trong và bên ngoài ngôi nhà hoặc nơi làm việc là điều rất quan trọng. Nhiều sách phong thủy cổ (hầu hết được viết bằng tiếng Hán) đã mô tả bằng hình ảnh nhiều màu sắc những vị trí hoặc địa điểm tốt về mặt phong thủy. Để dễ hiểu, các sách này thường dùng biểu tượng. Vì vậy, thay vì mô tả vị trí, địa điểm bằng thuật ngữ phong thủy, hình dạng của cảnh quan lại được so sánh với sự hiện hữu của những con vật thực và huyền thoại gồm: rồng, cọp, rùa và phượng hoàng.
Rồng là một trong những con vật linh thiêng. Nơi có hơi thở vũ trụ của rồng là những vùng thịnh vượng và phát đạt.
Dựa trên những con vật linh thiêng này, các thuật sĩ phong thủy phân tích đâu là thế đất tốt. Thế đất tốt theo phong thủy là thế rồng xanh/cọp trắng (Thanh long/Bạch hổ). Ở vị trí này, rồng thuộc Dương và cọp thuộc Âm. “Thanh long/Bạch hổ” thường được sử dụng nên nó đã trở thành thuật ngữ đồng nghĩa với việc thực hành phong thủy.
Cùng với cọp và rồng, rùa đen ở hướng Bắc và phượng hoàng đỏ ở hướng Nam tạo thành bốn con vật thiêng của thần thoại Hồng Kông. Rồng đặc biệt quan trọng vì là biểu tượng của vận may lớn. Trong phong thủy cảnh quan, vị trí lý tưởng của rồng xanh là hướng Đông, hoặc ở bên trái của ngôi nhà từ cửa trước nhìn ra ngoài. Tuy nhiên, điều này phải tính đến mối quan hệ tổng thể với những con vật biểu tượng khác. Đồi thanh long thường cao hơn đồi bạch hổ và ở bên trái của ngôi nhà thì biểu tượng mới hoàn chỉnh và mang lại vận may.
Trong phong thủy, rùa đen (Ô quy) được biểu tượng bằng một dãy đồi ở đằng sau nhà hoặc nơi cư ngụ. Đồi rùa đen bảo vệ ngôi nhà khỏi những đợt gió mạnh phương Bắc và tượng trưng cho điều kiện phong thủy tốt do khả năng bảo vệ vững chắc.
Rùa là con vật linh thiêng, biểu tượng bằng những ngọn đồi bảo vệ phía sau nhà.
Điều kiện phong thủy tốt còn được tăng cường bằng một mô đất nhỏ ở phía trước nhà, tượng trưng cho phượng hoàng đỏ (Chu tước). Điều này cũng tượng trưng cho năng lượng của hướng Nam và là biểu tượng của cái ghế đỡ bàn chân, mang ý nghĩa một cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Các sách cổ cũng có mô tả những thế đất tốt dựa trên quan điểm cho rằng một số hình dạng đất có liên quan đến Ngũ Hành. Vì thế căn cứ vào hình dạng của núi, dòng sông và đường nét bao quanh, người ta phân tích Ngũ Hành tương tác với nhau như thế nào để tạo nên điều kiện phong thủy tốt hoặc xấu.
Bằng cách tham khảo những sách về tư tưởng Hồng Kông, đặc biệt là Kinh Dịch và các bộ sách cuẩ Khổng Tử, các nhà phong thủy hiện đại đã phá được rào cản về ngôn ngữ của các văn bản cổ và giải mã thành công ý nghĩa của ngôn ngữ biểu tượng.
Không những thế, họ còn tổng hợp những phân tích và thực hành phong thủy bằng thuật ngữ hiện đại cho phù hợp với nhu cầu ngày nay. Chẳng hạn, nhà cao tầng được xem như núi, con đường thay thế cho dòng sông, nhiều cấu trúc của thế giới hiện đại như tháp phát điện, đường dây điện, những gờ cạnh bén nhọn của nhà cao tầng đã được hợp nhất trong cách phân tích phong thủy cảnh qua ngày nay.
Bạch hổ
Bạch hổ được tượng trưng bằng đồi đất thấp ở bên phải.
Trong phong thủy cảnh quan, Bạch hổ thường ở hướng Tây, hoặc ở bên phải ngôi nhà (từ trong nhà nhìn ra). Điều quan trọng là không được khuấy động hoặc kích hoạt Bạch hổ, vì như thế sẽ khiến nó trở thành hổ dữ và đưa lại nhiều tai họa đối với người sống trong nhà. Do đó, phải xác định được đồi Bạch hổ và bảo đảm rằng không có cấu trúc lớn ở vị trí này. Phía bên của ngôi nhà tốt nhất là phải yên tĩnh, nếu có đường đi thì con đường đó không được quá nhộn nhịp.
Tags: l nghiên cứu phong thủy, phong thủy, thế đất trong phong thủy, tứ linh trong phong thủy