Người ta cho rằng đàn tranh có lịch sử từ thời vua Phục Hy. Đàn tranh có loại 7 dây và có loại 25 dây. Loại nhạc cụ này tạo ra âm thanh hài hòa, tượng trưng cho sự kết hợp toàn mỹ của một cặp vợ chồng. Vì thế chúng là biểu tượng của hạnh phúc trong hôn nhân.
Những âm thanh này không chỉ diễn tả cuộc sống chăn gối hạnh phúc mà quan trọng hơn, nó còn thể hiện một tình bạn chia sẻ, gắn kết giữa vợ chồng. Sự thuần khiết và hài hòa được thể hiện bởi âm thanh ngọt ngào của đàn tranh. Vì thế đàn tranh tượng trưng cho sự hòa hợp và hạnh phúc trong đời sống hôn nhân.
Âm thanh của đàn tranh gợi nhớ tiếng thông reo. Đây là những âm thanh hạnh phúc tạo nên tâm niệm về sự thủy chung.
Đàn tranh thời xưa được làm từ gỗ của cây phượng hoàng. Người ta có nghi thức ngâm gỗ và đo đạc cẩn thận trong quá trình chế tạo đàn tranh. Lúc đầu đàn tranh có 5 dây, tạo nên ngũ cung, tương ứng với ngũ hành. Sau này, đàn được cải tiến thành 7 dây.
Đàn tranh mang tám ý nghĩa: hạnh phúc, tao nhã, ngọt ngào, tinh tế, nhớ nhà, dịu dàng, âm vang và sức mạnh. Đây là tám phẩm chất của hạnh phúc trong hôn nhân và gia đình. Nếu bạn treo bức tranh một phụ nữ đang chơi đàn tranh, sự rung động sẽ mang đến nhiều lợi ích.
Ngày xưa, người ta cho rằng sáo cũng tượng trưng cho sự hòa hợp trong hôn nhân. Vì thế tranh vẽ người thổi sáo mặc trang phục cổ thuyền bằng lụa thêu kim tuyến và bằng gấm thêu kim tuyến rất phổ biến.
Tags: cây phượng hoàng, ngũ hành, sao, tám ý nghĩa, vua Phục Hy, đàn tranh