Xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và tình huống khác nhau nên trong dân gian cũng xuất hiện rất nhiều quan niệm, tập quán khác nhau, do đó thời điểm không thích hợp cho việc kết hôn cũng rất nhiều. Trong phạm vi sách này chúng tôi chỉ nêu ra một số thời điểm quan trọng, thường gặp nhất như sau:
* Người nhà qua đời ( nhà có tang)
Không chỉ riêng người Hồng Kông mà hầu hết người Á Đông đều hết sức coi trọng đạo hiếu, lễ nghĩa. Đối với những người ruột thịt máu mủ thì lại càng cần phải coi trọng lễ nghi, tuyệt đối không được khinh suất. Kết hôn là “Đại hỉ sự” (việc vui lớn) còn khi người nhà qua đời, mà nhất là người ấy lại là cha mẹ thì đó là “Đại bi ai” (đại đau buồn), đó là hai sự kiện đại vui, buồn cực ỳ đố kỵ, mâu thuẫn nhau, không thể tiến hành cùng lúc được.
Khi cha mẹ qua đời thì những người con được dân gian coi là “có hiếu” phải chiu tang đủ 3 năm, và chỉ khi mãn tang, con cái mới được phép chuẩn bị hoặc tiến hành hôn lễ. Còn nếu như ông bà nội hoặc anh chị em ruột qua đời thì dứt khoác phải chịu tang 1 năm (dân gian gọi là “đối niên”), sau khi xả tang mới được phép tiến hành đại hỉ sự (kết hôn).
Nếu trong thời gian chuẩn bị hôn lễ mà chẳng may lại có người thân trong gia đình qua đời, hoặc giả với ý đồ dùng hôn lễ để tiến hành “Xung hỉ” (theo quan niệm dân gian thì khí trường đại hỉ của hôn lễ sẽ xua tan hết khí trường u ám, xui xẻo của đám tang trong nhà)…thì nhất thiết hôn lễ chỉ được tiến hành sau khi hoàn thành 100 ngày chịu tang, có như thế mới không gây ra những ảnh hưởng xấu về sau cho cuộc hôn nhân ấy.
* Tháng quỷ
Theo phong tục truyền thống dân gian thì tháng 7 Âm lịch (trừ tháng 7 thứ 2 của năm Nhuận) là thời gian “Quỷ môn khai” (mở cửa cho quỷ ra), vì thế hầu hết những công việc lớn, có tính chất quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống, cuộc đời như mua nhà, dời về nhà mới, mua xe hơi, đi du lịch xa…đều tránh thực hiện trong tháng 7 Âm lịch. Kết hôn là chuyện trọng đại, do đó càng không nên tổ chức trong tháng ấy.
Tuy nhiên trong cách “chọn ngày” truyền thống thì không cấm kỵ “Tháng quỷ”. Người ta cho rằng mỗi cá nhân đều có những ngày thích hợp hoặc không thích hợp riêng, do đó không thể có chung một ngày nào đó không thích hợp đối với tất cả mọi người.
Mặt khác trong xã hội hiện đại, người ta không quá câu nệ vào các phong tuc tập quán hoặc quan niệm truyền thống cảu dân gian. Bên cạnh đó, những nguyên nhân thực tế như: Trùng vào thời điểm dự định tổ chức hôn lễ vào tháng 7 Âm lịch thì điều kiện kinh tế cá nhân tương đối tốt, trong khi đó vì là tháng quỷ, sức tiêu thụ kém nên các vật dụng, trang bị, lễ vật chuyên phục vụ các hôn lễ trên thị trường đều được bán với giá khuyến mã khá rẻ… Thành hiện tượng ngày càng có nhiều người tổ chức hôn lễ vào tháng 7 Âm lịch hàng năm cũng là điều dễ hiểu.
Tuy “Nguyên tắc chọn ngày kết hôn” không hề đả động gì đến việc phản đối kết hôn vào Tháng quỷ, nhưng về mặt tâm lý học thì vào thời gian này các buổi tối đều là khoảng thời gian đẹp nhất dành cho những sinh hoạt tập thể. Do vậy, nếu đã dự định tổ chức đám cưới, lễ thành hôn hoặc đãi tiệc cưới thì tốt nhất là nên bố trí vào buổi trưa để khách khứa, bạn bè, người thân, đặt biệt là những người trẻ tham dự đông đủ mà không bị ảnh hưởng, trở ngại đến việc tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, đoàn hội khác.
Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến những việc khác có liên quan đến hôn lễ như:
+ Chọn ngày, giờ tốt để bố trí giường cưới.
+ Bé trai phụ trách việc trải gường chiếu đêm tân hôn cho đôi vợ chồng mới cưới nhất thiết phải ở lứa tuổi nhỏ hơn 12, và nếu chọn được những bé cầm tinh con Rồng làm việc ấy là tốt nhất.
+Thời gian tổ chức hôn lễ phỉa được sắp xếp sao cho thích hợp nhất với Mệnh lý người nhà của cả hai bên để tránh mọi sự xung khắc có thể xảy ra với các nhân vật chính trong và sau ngày cưới.
Tags: kết hôn, Những thời điểm không thích hợp kết hônNhững thời điểm không thích hợp kết hôn, phong thủy đào hoa, tình duyên, đám cưới, đào hoa