Ngụ ý và hiệu ứng
Thư pháp là một dòng tranh trang trí treo trong nhà. Chữ thư pháp có thể thể hiện phẩm hạnh, làm tăng tinh thần con người. Một bức thư pháp đẹp hội đủ hình , thần, ngụ ý sâu sắc, sẽ mang lại cho người xem cảm giác thư thái, là một sự hưởng thụ nghệ thuật đích thực.
Bức thư pháp với lời chúc nguyện tốt đẹp sẽ khiến cho con người luôn ấp ủ tâm nguyện, thôi thúc nguyện vọng thành hiện thực. Một bức thư pháp đẹp được treo trong phòng sẽ liên tưởng tới ý nghĩa tốt đẹp của bức thư pháp này, từ đó mà hình thành lên lời cầu chúc, theo cách nói của tôn giáo thì đây chính là “niệm lực”, là sức mạnh của tư tưởng.
Cách sử dụng
Chữ trong bức thư pháp nên có ngụ ý cát tường, chọn dòng thư pháp chúc tụng là hay nhất.
Tranh thư pháp nên treo ở phương vị cát lợi trong nhà.
Thư pháp ở trong thư phòng treo ở phương vị văn xương là tốt nhất.
Thư pháp ngũ hành thuộc thủy, nên treo ở phương tương sinh, tương trợ như phương nam, đông, đông nam. Không nên treo ở phương tương khắc như phương đông bắc, tây nam, chính bắc, vì đây là những phương vị làm hao tổn vượng khí. Treo ở phương tây bắc, chính tây thì hiệu ứng bình thường.
Thư pháp với nội dung khác nhau nên treo ở những vị trí khác nhau trong nhà, nhưng đa phần thư pháp nên treo trong thư phòng. Như chữ “nhật nhật kiến tài” (ngày ngày thấy tiền tài) nên treo trong phòng khách, “hoa hảo nguyệt viên” ( hoa đẹp trăng tròn) nên treo trong phòng ngủ. “Tửu” (rượu) nên treo ở phòng ăn. “Ốc nhã nhân hòa” (nhà trang nhã, người hòa hợp) thì treo ở phòng khách, thư phòng, phòng ngủ đều được.
No tags for this post.